Bí kíp đuổi muỗi, kiến, gián hiệu quả mà vẫn an toàn

Thứ năm - 16/05/2019 10:19

Ruồi và những bệnh do ruồi truyền

Ruồi và những bệnh do ruồi truyền
Mật độ ruồi về mùa hè thường cao hơn, mật độ cao ở mức nhiệt độ 20-25oC, nhưng trú đậu thích hợp ở 35-40oC, và nguy cơ truyền bệnh của ruồi trong mùa hè cũng tăng lên.

Tập tính của ruồi

Ruồi có 2 nhóm chính là ruồi hút máu và ruồi liếm thức ăn, trong đó chú ý đến ruồi nhà Musca domestica và Musca vicina thuộc nhóm liếm hút thức ăn. Chu kỳ phát triển của ruồi gồm 4 giai đoạn: trứng, dòi, nhộng và ruồi trưởng thành. Ruồi thuộc nhóm biến thái hoàn toàn, tương tự như muỗi. Thời gian hoàn thành một chu kỳ tùy thuộc nhiệt độ môi trường, từ 6-42 ngày. Tuổi thọ của ruồi nhà 2-3 tuần, cũng có khi ở điều kiện thuận lợi, ruồi nhà có thể sống tới 3 tháng. Ruồi đẻ ở nơi chất hữu cơ phân hủy như phân bón, rác rưởi. Trứng nở thành dòi trong vòng vài giờ. Dòi ở trong phân/rác và chúng cần ôxy của không khí để sống, chúng lột xác 3 lần rồi tìm chỗ như đất mùn để chui xuống đó và hình thành nhộng. Giai đoạn nhộng từ 2-10 ngày, phát triển thành ruồi non trong vỏ nhộng, rồi mở/xé bao nhộng để chui ra ngoài thành ruồi trưởng thành. Ruồi trưởng thành màu xám, dài 6-9mm, có 4 sọc đen kéo dài trên lưng của các đốt ngực. Chỉ sau vài ngày ruồi có thể đẻ trứng, mỗi ruồi cái có thể đẻ 5 lần và mỗi lần có thể đẻ tới 120-130 trứng.

Ruồi đực và ruồi cái đều ăn tất cả các loại thức ăn như thực phẩm và chất thải của người, động vật, đặc biệt là các chất thải có mang mầm bệnh truyền nhiễm như đờm, dãi, chất nôn, phân, máu, tổ chức hoại tử… Cấu tạo mồm ruồi thích nghi với liếm hút thức ăn, mồm ruồi có cấu tạo như đế giày, chúng vừa liếm, vừa hút thức ăn dạng lỏng (nếu thức ăn khô sẽ bị hóa lỏng bởi nước bọt của ruồi). Mỗi ngày ruồi ăn ít nhất 2-3 lần nhưng có thể nhiều hơn nếu chúng chưa no. Ruồi nếu thiếu nước uống chỉ sống được 48 giờ. Điều cần lưu ý là ruồi vừa ăn, vừa nôn, vừa thải ra thức ăn và trong chất nôn/phân có thể chứa nhiều mầm bệnh, đó là chưa kể những mầm bệnh bám trên cơ thể ruồi mà chúng vận chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, chúng được gọi là môi giới truyền bệnh.

Ruồi kiếm thức ăn ban ngày, trường hợp đặc biệt, ruồi đói có thể kiếm ăn cả ban đêm khi có đèn. Khi không kiếm ăn hay ban đêm, ruồi thường đậu nghỉ nơi khuất gió như sàn nhà, trần nhà, tường nhà, bờ rào, dây phơi, dây điện, thảm cỏ, bụi cây…

Như vậy, do tập tính của ruồi là liếm hút thức ăn bao gồm thực phẩm và các chất thải mang mầm bệnh nên chúng sẽ vận chuyển mầm bệnh từ người bệnh sang người lành và mang mầm bệnh từ môi trường vào cơ thể con người thông qua thức ăn, nước uống. Do cơ thể ruồi có rất nhiều lông nhỏ có khả năng kết dính các mầm bệnh như virut, vi khuẩn, bào nang đơn bào, các tế bào nấm, trứng giun sán. Đặc biệt các mầm bệnh này bị ruồi nuốt vào bụng vẫn còn nguyên khả năng gây bệnh và thời gian tồn tại còn được kéo dài hơn khi ở môi trường. Khi ruồi đậu vào thức ăn, chất thải của chúng bao gồm phân và chất nôn sẽ làm ô nhiễm thức ăn của người cộng với những mầm bệnh mang theo trên chân, cánh, mồm cũng được bôi bẩn vào thức ăn.
Các bệnh mà ruồi đóng vai trò lây nhiễm bao gồm bệnh qua đường tiêu hóa như lỵ trực trùng, lỵ amíp , tả, thương hàn, giun đũa, giun tóc, ấu trùng sán lợn; bệnh về mắt như mắt hột, nhiễm khuẩn mắt, bệnh giun mắt Thelazia; bệnh ngoài da như viêm da cấp tính, nấm da, bệnh phong (hủi).Ruồi truyền bệnh gì?

Quả thực, những vị khách bất đắc dĩ này sẽ gây quá nhiều phiền toái cho chúng ta và chính chúng làm cho bữa tiệc kém hấp dẫn và còn gây hậu quả nghiêm trọng thậm chí truyền dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả.

Phòng chống ruồi bằng cách nào?

Để có được bữa ăn an toàn, ngon miệng và tránh dịch bệnh theo đường tiêu hóa do ruồi truyền, chúng ta cần tích cực phòng chống ruồi bằng sử dụng các biện pháp sau:

– Cải thiện vệ sinh môi trường:

+ Làm giảm hoặc loại trừ nơi đẻ trứng của ruồi bằng cách vệ sinh chuồng trại gia súc, gia cầm, quản lý phân và chất thải con người, xử lý rác thải tốt.

+ Làm giảm nguồn thu hút ruồi từ nơi khác đến như mùi của thức ăn, mùi của các ổ đẻ của ruồi.

+ Đề phòng sự tiếp xúc của ruồi và mầm bệnh như hố xí, người ốm và chất thải của họ, lò mổ, động vật chết…

+ Bảo vệ không cho ruồi tiếp xúc với thức ăn, vệ sinh nhà ăn…

– Diệt ruồi:

+ Phương pháp vật lý như đập ruồi, bẫy ruồi bằng bẫy đèn, bẫy dính, bẫy nước, lưới điện…

+ Phương pháp hóa học như bả ruồi, phun thuốc diệt ruồi trưởng thành hay diệt dòi.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

SẢN PHẨM BÁN CHẠY
Thống kê
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay368
  • Tháng hiện tại17,496
  • Tổng lượt truy cập3,844,215
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây