Mối thường sinh sống ở những bộ phận tiếp xúc với mặt đất hoặc gần mặt đất như khuôn cửa, nẹp khuôn cửa, móng nhà, góc tường nhà, sàn nhà tầng 1, bậc thềm,… Ngoài ra, ở những nơi thường xuyên ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh, ống nước rò rỉ, cống rãnh, hoặc khe lún công trình kiến trúc là một trong những khu vực “lý tưởng” để mối sinh sôi, nảy nở.
Trong quá trình di thực chúng thường đào những đường hầm ngầm trong gỗ, tường. Mối đi lại trong tường nhà gạch thì đường hầm của chúng xuyên qua chỗ rỗng xốp của tường, nơi tiếp giáp giữa lớp gạch và lớp trát bên ngoài.
Trong trường hợp đường đi của mối có những chướng ngại vật mà chúng không có khả năng đục xuyên qua được, chúng phải bò qua nơi tiếp xúc với không khí bằng cách xây dựng những đường mui để đến nơi lấy thức ăn và chúng ta sẽ dễ dàng thấy bằng mắt thường những đường đất nhấp nhô trên bề mặt của gỗ.
Lúc này, chúng ta đã biết “bọn mối” đã xâm nhập vào ngôi nhà của bạn.
Mối hay tìm ánh đèn vào ban đêm để giao phối và sau khi làm “chuyện ấy” thì thường bị rụng cánh.
Vì thế, bạn nên đặt một chậu nước to phía dưới bóng đèn để khi chúng rơi xuống nước sẽ chết và làm tiêu giảm số lượng mối phát sinh trong nhà.
Đối với những vật phẩm, đồ dùng bằng mộc, bạn nên chú ý phòng chống mọt gỗ trước khi sử dụng với 3 thao tác :
Bước 1 : Vào ban ngày, dùng bàn chải xơ tre hay vải khô có thấm dầu hỏa, bôi đều lên các bề mặt của gỗ.
Bước 2 : Sau 2 tiếng, bạn bôi thêm lần nữa và tiếp tục để cho khô.
Bước 3 : Dùng nước xà phòng lau sạch để khử mùi của dầu đốt và yên tâm sử dụng sản phẩm.
Mối thường tập trung thưa thớt và rải rác nhiều nơi và để tìm được ổ mối chúa cũng là một điều khó khăn. Với phương pháp này, chúng ta sẽ thu hút bọn mối, để chúng nhiễm hóa học, trở về tổ và tự tiêu diệt đồng loại.
Bước 1 : Đặt hộp nhử diệt mối
Phương pháp này an toàn và phù hợp trong đời sống hiện đại. Đầu tiên, bạn cậy nơi có mối, làm ướt hộp nhử mối, sau đó đặt hộp nhử mối cố định tại nơi có đường đi của mối, tốt nhất là chọn nơi yên tĩnh. Trường hợp đường mối đi giữa tường thì phải thiết kế thêm giá treo cố định hộp.
Chú ý, trong quá trình đặt không di chuyển, không bóc hộp ra xem và đặt nơi ít ảnh hưởng đến mỹ quan nội thất. Số lượng hộp nhử mối cần đặt phụ thuộc vào số đường mối ăn. Mỗi đường mối ăn có thể đặt từ 2 đến 6 hộp.
Bước 2 : Kiểm tra và điều chỉnh cách đặt hộp nhử
Khoảng từ 10 đến 15 ngày sau khi đặt hộp nhử, chúng ta tiến hành kiểm tra hộp nhử sao cho số lượng mối vào hộp nhiều nhất là đạt được hiệu quả cao. Khi quan sát, nếu bạn thấy xung quanh hộp nhử xuất hiện đường ăn của mối thì lúc đó “bọn mối” đã vào đông đủ, cũng là lúc chúng ta tiến hành bước tiếp theo.
Bước 3 : Phun chế phẩm sinh học
Theo phương pháp diệt mối sinh học, không diệt mối ngay tại nơi phun thuốc mà phải để mối về tổ mới chết và gây chết hệ thống ở tổ vì nếu mối chết ngay tại nơi phun thuốc thì sẽ không có tác dụng diệt tận gốc các tổ mối.
Với yêu cầu càng nhiều mối dính thuốc diệt mối chạy về tổ càng tốt. Mối sau khi bị dính thuốc chạy về tổ sẽ lây nhiễm đến toàn bộ hệ thống tổ mối và mối chúa trong công trình.
Trước hết dỡ hộp nhử mối, đổ hết các miếng mồi nhử và những con mối trong hộp nhử vào một chậu khô, sau đó dùng chế phẩm diệt mối sinh học bơm đều lên các con mối trên bề mặt các miếng mồi nhử cho đều rồi xếp trở lại hộp nhử đúng vào vị trí ban đầu. Chỉ sau 6 – 7 ngày là tổ mối bị diệt hoàn toàn, ở vị trí ẩm chúng cũng không sống quá 15 ngày.
Bước 4 : Dọn vệ sinh
Sau khi phun thuốc 3 – 5 ngày tiến hành kiểm tra quá trình diệt mối sinh học
Nếu không còn mối trong công trình tiến hành dọn vệ sinh. Các hộp nhử, thuốc vương vãi trong công trình phải được dọn sạch. Không đổ hộp ra hồ ao để tránh gây ô nhiễm môi trường.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Dịch vụ kiểm soát và diệt các loại côn trùng gây hại như Ruồi, muỗi, kiến, gián, chuột, bọ xít,.. Cung cấp các loại thuốc trừ mối và diệt côn trùng. Ngành nghề kinh doanh – Diệt Mối, Diệt Côn Trùng – Công Ty Diệt Mối, Diệt Côn Trùng – Mối – Phòng Mối Công Trình Xây Dựng – Dịch Vụ Diệt...